Ô tô dừng đột ngột trên cao tốc như 'đường làng', suýt gây tai nạn liên hoàn
Trưa 31.1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), giá vàng thế giới tăng nhẹ 2 USD/ounce so với sáng cùng ngày, lên 2.799 USD/ounce. Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 30.1), vàng thế giới lên đỉnh 2.803 USD. Thị trường vàng hỗn loạn khi mối đe dọa thuế quan gây ra cuộc tranh giành vàng để đảm bảo dự trữ vàng thỏi vật chất trên đất Mỹ. Giá kim loại quý đã được hưởng lợi do lo ngại về tác động lạm phát của thuế quan do chính quyền Tổng thống Mỹ ông Donald Trump đề xuất. Khả năng vàng bị đánh thuế đã giúp đẩy giá vàng lên cao. Với mức giá gần 2.800 USD/ounce, giá vàng thế giới đã tăng 173 USD/ounce, tương đương đi lên 6,6%. Đây là mức cao nhất của vàng từ trước đến nay. Chuyên gia vàng Dương Anh Vũ nhận định sau quá trình chuyển giao quyền lực, chính sách của Mỹ trở nên rõ ràng. Những động thái cứng rắn của tổng thống Donald Trump tạo được áp lực lên các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trong mối bang giao với Nga, câu chuyện giải quyết xung đột Đông Âu không hề đơn giản. Vì lý do này, mặc dù xung đột Trung Đông lắng dịu nhưng bức tranh bất ổn địa chính trị trên thế giới vẫn tiềm ẩn rủi ro. Trong một tuần qua, giá vàng thế giới đã trở lại kiểm tra đỉnh 2.790 USD/ounce và vượt qua mức kỷ lục. "Với diễn biến hiện tại, khi xung đột Đông Âu vẫn có khả năng bùng phát, giá vàng thế giới có thể chạm mức 2.860 USD/ounce. Về dài hạn, nếu triển vọng đàm phán giữa Nga và Ukraine không rõ ràng, giá vàng thế giới có thể tiến đến 2.920 USD/ounce", ông Dương Anh Vũ dự báo. Với đà tăng giá rõ ràng đang tăng lên, một số nhà phân tích thế giới cho rằng đây chỉ là khởi đầu của một động thái lớn hơn. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Kitco News, Michele Schneider, Trưởng nhóm chiến lược tại MarketGauge, cho biết nếu vàng đột phá rõ ràng trên 2.800 đô la một ounce, giá có thể dễ dàng đạt 3.000 đô la.Giá vàng miếng SJC trên thị trường tự do tăng cao. Trên một số diễn đàn kinh doanh vàng, một số thành viên rao bán vàng miếng SJC với mức giá 89,5 - 90,2 triệu đồng/lượng trong chiều ngày 31.1.Với đà nhảy vọt của kim loại quý thế giới, giá vàng miếng SJC dự báo sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ sẽ bứt phá. Giá vàng miếng SJC trước thời điểm nghỉ Tết Ất Tỵ có mức gần sát 89 triệu đồng/lượng, tăng gần 5 triệu đồng mỗi lượng, tương đương đi lên 5,7%. Còn giá vàng nhẫn 4 số 9 ở mức 88,1 - 88,9 triệu đồng/lượng, tăng 4 - 5 triệu đồng mỗi lượng. Có thể thấy, vàng đã tăng giá khá mạnh trong tháng 1.Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới cho biết thị trường vàng trong nước hiện đang trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ nên chưa tăng dù giá thế giới lên mức kỷ lục. Với mức cao nhất từ trước đến nay của vàng thế giới, dự báo khi thị trường vàng hoạt động trở lại vào ngày mùng 6 Tết Ất Tỵ (ngày 3.2) giá sẽ nhảy vọt. Bởi ngoài việc chịu ảnh hưởng từ giá vàng thế giới, thị trường vàng trong nước còn xuất hiện lực mua ngày vía Thần tài (mùng 10 tết). Trước tết, nguồn nguyên liệu trên thị trường thiếu hụt nên vàng nhẫn khan hiếm dẫn đến tăng cao, ngang bằng với giá vàng miếng SJC. Tình trạng này có thể tái diễn vào những ngày tới. Giá vàng miếng SJC có thể sẽ vượt qua mức 90 triệu đồng/lượng tùy thuộc vào sự bán vàng can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào những ngày đầu năm.Trong năm 2024, vàng miếng SJC đạt mức cao kỷ lục ở 92,4 triệu đồng/lượng, với đà tăng mạnh của kim loại quý thế giới, ông Dương Anh Vũ cho rằng: "Theo phân tích từ thị trường thế giới, giá vàng trong nước sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có thể chạm mức 93 triệu đồng/lượng".Doanh nghiệp mong muốn gì để phục hồi sản xuất?
Sáng nay, 7.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh, giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM), và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM).Theo nội dung vụ kiện, sau khi NSƯT Vũ Linh qua đời, tháng 6.2023, bà Võ Thị Hồng Nhung khởi kiện, tranh chấp thừa kế với bà Võ Thị Hồng Loan, yêu cầu tòa án tuyên hủy văn bản và giấy tờ khai nhận di sản thừa kế của bà Loan đối với nhà đất tại địa chỉ 5 Đoàn Thị Điểm (Q.Phú Nhuận) và 2 quyền sử dụng đất tại P.Linh Trung (TP.Thủ Đức).Ngoài ra, bà Nhung yêu cầu tuyên xác định toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh là tài sản thừa kế thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai. Nguyên đơn cũng yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Ngược lại, tại tòa, bị đơn Võ Thị Hồng Loan trình bày, đã cung cấp các tài liệu chứng cứ đầy đủ cho tòa án để chứng minh mình là hàng thừa kế thứ nhất và là con hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh. Bị đơn yêu cầu nguyên đơn và con ruột của nguyên đơn di dời toàn bộ tài sản ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.Tại phần xét hỏi, trả lời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nhung về việc bà Hồng Loan là con ruột hay con nuôi của cố NSƯT Vũ Linh, bà Loan cho biết: "Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa hề nói tôi là con nuôi".Bà Loan trình bày, khi bà được 3 tháng tuổi thì được ông Trần Quốc Thanh (bạn của cố nghệ sĩ Vũ Linh) mang về nhà mẹ của cố nghệ sĩ nuôi dưỡng. Do cha của bà thường xuyên đi diễn vắng nhà, nên bà được ông Thanh và người giúp việc chăm sóc.Quá trình chung sống, giữa bà và cha không xảy ra mâu thuẫn gì. Năm 17 tuổi bà đi lấy chồng và về nhà chồng sinh sống, thỉnh thoảng ghé lại nhà người cha ở.Năm 2017, cha bà bị bệnh và sau đó trở nặng. Ông mất vào tháng 3.2023. Tang lễ của ông được bà và người trong gia đình tổ chức, lo liệu. Lý do bà kê khai di sản thừa kế do bắt nguồn từ việc sau khi cha bà mất, bà Lê Thị Hồng Phượng (con gái bà Nhung) đã lên truyền thông để nói bà Loan là con nuôi. Đồng thời, tại cuộc họp của gia đình, bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng đã yêu cầu được đứng tên đồng sở hữu căn nhà.Về phía nguyên đơn, bà Võ Thị Hồng Nhung cho rằng, bà Loan không phải con nuôi của anh mình. Năm 1987, sau khi được ông Thanh mang về, mẹ bà là người nuôi chăm sóc Loan. Sau khi mẹ bà mất, bà là người phụ nữ duy nhất nên đã cùng các thành viên trong gia đình chăm sóc Loan.Bà Nhung khẳng định, anh mình chưa bao giờ đi làm thủ tục nhận Loan làm con nuôi. Bởi thời điểm năm 1992, anh bà đang ở đỉnh cao sự nghiệp thường xuyên đi diễn không có thời gian đi làm các thủ tục, giấy tờ đó. Do đó, di sản của anh bà để lại không có hàng thừa kế thứ nhất. Chỉ có bà và người em trai là hàng thừa kế thứ 2.Theo bà Nhung, bà Loan nhiều lần làm anh trai đau buồn, đuổi ra khỏi nhà khiến bà là người phải đứng ra hàn gắn tình cảm giữa nghệ sĩ Vũ Linh và bà Loan. Trước đây bà cũng rất yêu thương Loan không có bất cứ mâu thuẫn gì. Tuy nhiên, từ sau khi anh trai mất, bà Loan đối xử "tàn nhẫn" với mẹ con bà, đuổi mẹ con bà ra khỏi nhà, nên buộc lòng bà phải nhờ pháp luật can thiệp.Tại phiên tòa, trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện UBND Q.Phú Nhuận cho biết theo quy định, khi đăng ký khai sinh và giao nhận con nuôi quá hạn thì thuộc thẩm quyền của quận. Về hồ sơ gốc đến nay không còn lưu trữ, do cơ sở vật chất xuống cấp, địa điểm trụ sở được chuyển nhiều nơi... nên các giấy tờ không còn lưu trữ. Song, phía UBND Q.Phú Nhuận khẳng định thêm "giấy tờ làm là hợp pháp có giá trị".Được triệu tập đến tòa, đại diện văn phòng công chứng cho biết, thời điểm tiếp nhận hồ sơ của bà Hồng Loan, cơ quan này có đi xác minh tại UBND quận, được biết ông Linh không có kết hôn. Về phía Hồng Loan, họ không nhận được thông tin bà là con nuôi của của cố nghệ sĩ. Hơn nữa, đối với việc khai di sản thừa kế không phân biệt con nuôi và con ruột nên họ đã thực hiện các thủ tục theo yêu cầu.Phiên tòa chiều nay tiếp tục...Theo diễn biến vụ kiện, ban đầu, TAND Q.Phú Nhuận thụ lý giải quyết. Sau đó, bà Nhung bổ sung yêu cầu khởi kiện là đề nghị tòa hủy giấy tờ liên quan đến nhân thân của Hồng Loan gồm: giấy giao nhận việc nuôi con nuôi do UBND Q.Phú Nhuận cấp ngày 21.3.1992 và giấy khai sinh cấp cùng ngày cho bà Võ Thị Hồng Loan. Đây là yêu cầu đặc biệt, thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM.Quá trình tòa thụ lý giải quyết, bà Nhung yêu cầu tòa trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Trong buổi công khai chứng cứ và hòa giải, tòa công bố kết luận giám định. Theo đó, cơ quan giám định kết luận không đủ cơ sở xác định chữ ký tại tài liệu giấy giao nhận việc nuôi con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi so với chữ ký của cố nghệ sĩ trên các tài liệu mẫu so sánh, có phải là cùng một người ký ra hay không.Nghệ sĩ cải lương Vũ Linh qua đời ngày 5.3.2023, sau thời gian điều trị ung thư, hưởng thọ 65 tuổi. Ở thập niên 1990, nghệ sĩ Vũ Linh kết hợp với Tài Linh, trở thành đôi nghệ sĩ "thanh mai trúc mã", được đông đảo khán giả ngưỡng mộ. Họ cùng nhau ghi dấu trong các vở Xử án Bàng Quý Phi (Tống Nhơn Tôn và Bàng Quý Phi), Trảm Trịnh Ân (Triệu Khuông Dẫn và Hàn Tố Mai), Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ (Tiết Ứng Luông và Thần Nữ), Thái Tử Đan giả gái (Thái Tử Đan và Vũ Tuyết Nương).
‘Hú hồn’ xe máy chở tôn đi nghênh ngang trên phố, ‘chém’ văng cản ô tô
Sáng 14.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, đã chủ trì hội nghị "Tăng trưởng kinh tế 2 con số - vùng Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới". Hội nghị sẽ công bố Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. "Nếu Đồng bằng sông Hồng không tăng trưởng 2 con số thì vùng nào tăng trưởng được", Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu vùng phải có giải pháp để tăng trưởng 2 con số. Muốn vậy, các địa phương trong vùng phải có quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó. Nếu chỉ tăng trưởng "bình bình" 6 - 7% thì không đạt được mục tiêu phát triển 100 năm thành lập Đảng và thành lập nước.Theo Thủ tướng, hiện thu nhập bình quân đầu người của các nước phát triển khoảng 13.800 USD/năm. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, phải 20 năm nữa, Việt Nam mới đạt được con số này, trong khi đến lúc đó, thế giới đã tiến xa. Các nước sẽ không dừng ở mức thu nhập này, tiêu chuẩn thu nhập cao sẽ còn tăng lên. Bộ KH-ĐT cho biết, năm 2024 tốc độ tăng trưởng GRDP vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 7,9%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (cả nước đạt 7,09%), đứng thứ 2 cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 143,2 triệu đồng/người/năm, thấp hơn Đông Nam bộ (179,3 triệu đồng/người/năm).Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 132 tỉ USD, chiếm gần 32,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (405,53 tỉ USD), dẫn đầu cả nước. Thu hút đầu tư nước ngoài có sự bứt phá mạnh mẽ, dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20 tỉ USD (cả nước đạt 38 tỉ USD). Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,12 tỉ USD, Hải Phòng đứng thứ hai với hơn 4,94 tỉ USD, tiếp theo là Quảng Ninh, Hà Nội lần lượt là 2,8 tỉ USD và 2,1 tỉ USD. Số doanh nghiệp đang hoạt động là 307.139, chiếm 32,67% cả nước (940.078 doanh nghiệp), đứng thứ 2/6 vùng kinh tế - xã hội, sau vùng Đông Nam bộ (367.881 doanh nghiệp). Nhiều dự án, công trình trọng điểm trong vùng được triển khai, xây dựng, tạo thuận lợi cho kết nối nội vùng, liên vùng, một số dự án giao thông lớn, trọng điểm đã được triển khai, hoàn thành và có tính liên thông, liên kết cao.
Quyền Linh phấn khích khi Việt kiều Mỹ thành công chinh phục nữ dược sĩ
Bảng B: Báo Nhân Dân, CLB Phóng viên Đời sống Xã hội, HNB Cần Thơ.